Thứ Hai, 3 tháng 3, 2014

Khám phá đô thị của bến nước và rừng cây xứ Buôn

Từ một buôn làng xa xưa của người Êđê, Buôn Ma Thuột đang vươn mình trở thành một thành phố giữ vai trò quan trọng của vùng Tây Nguyên và cả nước. Hãy cùng V&V Booking đặt vé máy bay vietjetair Sài Gòn đi Buôn Ma Thuột giá rẻ để khám phá nhé

Mặc dù chịu nhiều tác động của quá trình đô thị hóa nhưng Buôn Ma Thuột hôm nay vẫn giữ được nét riêng của phố núi cao nguyên.

Xứ Buôn trong lòng phố

Akô Dhông từ lâu đã trở thành một “điểm đến” của bất kỳ ai khi đặt chân lên Buôn Ma Thuột. Sức hấp dẫn kỳ lạ ấy xuất phát đơn giản từ những giá trị truyền thống được buôn làng gìn giữ còn khá nguyên vẹn, làm nên nét riêng độc đáo chỉ có ở đô thị Buôn Ma Thuột. Dường như ai đến đây cũng đều như được sống chậm lại với nhà dài, bến nước và rừng cây; được thả mình trong không gian thanh bình, yên tĩnh đến lạ ngay giữa lòng thành phố ồn ào náo nhiệt. Có người ví đó là “không gian hiếm” khi tốc độ đô thị hóa đang ngày càng tác động mạnh mẽ, len lỏi sâu vào từng ngõ ngách của đời sống xã hội, nhất là ở các đô thị


Để gìn giữ không gian gần gũi với thiên nhiên ban sơ như ở nơi đây là sự nỗ lực của chính quyền địa phương cũng như cả cộng đồng. Cho nên, dù bên ngoài có sự biến thiên thế nào thì ở đây, từ nếp nhà dài đến lùm cây, bụi cỏ, lối đi… vẫn “thở” nhịp thở của buôn làng. Già Ama H’rin khi còn sống đã quyết tâm giữ nếp nhà dài, giữ dòng nước ngọt của dòng suối Dhông, giữ không gian xanh của cánh rừng bao bọc, che chở cho buôn làng… Sự cố gắng với những việc làm tâm huyết ấy của già đã để lại cho Akô Dhông một tương lai với đầy đủ các yếu tố văn hóa, thiên nhiên để gìn giữ và phát triển một buôn làng mang vẻ đẹp thuần túy, gần gũi với thiên nhiên.

Cách trung tâm thành phố chừng 6-7 km, ở buôn Kmrơng Prong, buôn Kô Tam, buôn Ju… người dân vẫn còn gìn giữ được nét đẹp buôn làng gần như nguyên vẹn. Đó là những nếp nhà dài được bao bọc bởi những vườn cà phê xanh ngát; những bến nước rộn rã tiếng cười đùa, râm ran tiếng trò chuyện của chị em mỗi sớm, mỗi chiều… Từ tờ mờ sáng, trước khi bắt đầu một ngày mới, bà con trong buôn gọi nhau cùng đi ra bến nước. Những bầu nước mát ngọt lấy từ mạch ngầm của tự nhiên được gùi về nhà như một nguồn năng lượng để bắt đầu ngày mới


Và cũng sau một ngày làm việc trên nương rẫy, bến nước cũng là nơi để họ “rũ bỏ” những mệt nhọc của một ngày lao động vất vả. Họ cười đùa, họ ca hát, họ trò chuyện, chia sẻ với nhau những cung bậc cảm xúc của một ngày đi qua và cùng nhau trở về nhà với những gùi nước trên lưng. Ama Son - Già làng buôn Kmrơng Prong A bảo: “Bến nước của người Êđê có từ xa xưa, khi hình thành các buôn làng. Tục Cúng bến nước là để các vị thần nước, thần núi, thần sông… biết được nơi đó có dân làng sinh sống mà ban sức khỏe, làm ăn khấm khá; giúp bà con trong buôn luôn yêu thương nhau, sống thủy chung, trước sau như một. Nước đối với bà con quan trọng hơn bất cứ thứ gì trên đời, nên người Êđê thờ thần nước như thờ tổ tiên nhà mình vậy. Khoảng rừng đầu nguồn xanh thẳm vì vậy mà cũng được người dân ý thức giữ gìn, bảo vệ. Bởi giữ rừng là giữ nước, giữ lấy nguồn sống của buôn làng”.

Hướng đến một đô thị xanh

Toàn bộ địa hình Buôn Ma Thuột khá bằng phẳng nằm trên đỉnh của một cao nguyên đất đỏ bazan màu mỡ và dốc thoải từ tây bắc xuống đông nam. Cao nhất có đỉnh Châu Sơn ở phía Tây Bắc (559m). Trong thành phố có một số dòng suối: suối Xanh, suối Ea Tam, Ea Nuôl, suối Đốc Học với lưu vực thu nước khá lớn tạo ra các dải đất trũng dài. Buôn Ma Thuột cũng sở hữu những hồ nước lớn, nhỏ tạo ra các vùng cảnh quan rất đẹp như: hồ Ea Kao, hồ Ông Giám, hồ Ea Tam…. Bao quanh khu vực nội thị là cả một vùng sinh thái nông nghiệp với các rừng cảnh quan, vườn cao su, cà phê xanh hút tầm mắt. Đó là những lợi thế mà không phải đô thị nào cũng có được. Bên cạnh việc phát huy các giá trị bản sắc văn hóa địa phương, việc khai thác tốt yếu tố về địa hình cũng sẽ góp phần làm nên đặc trưng cho đô thị


Hơn nữa chính sự kết hợp hài hòa giữa yếu tố tự nhiên và văn hóa càng tôn thêm giá trị của một đô thị hiện đại. Tuy nhiên, đến nay, toàn bộ những yếu tố trên chưa được phân tích thấu đáo để có cách khai thác thông minh và hiệu quả hơn. Các dòng suối nếu khai thác hiệu quả sẽ góp phần tạo ra nét riêng của không gian thành phố. Do vậy, thay vì quay lưng lại với suối, xả thải (rác thải, nước thải ra suối), nên chăng chúng ta hãy biến suối thành huyết mạch cảnh quan và không gian thư giãn cho thành phố.

Vùng ven các suối cần được nhận diện là những vùng sinh thái đặc biệt, để từ đó có thể biến những dải sinh thái này thành các “Công viên tuyến tính” trong đô thị, có nghĩa là đưa các con suối và vùng sinh thái ven suối ra mặt tiền đô thị thay vì giấu nó ra sau lưng đô thị như hiện nay. Khi đó, suối trong lòng thành phố sẽ là điểm nhấn làm cho Buôn Ma Thuột trở thành một trong những yếu tố tạo nên “bản sắc” về tự nhiên, địa hình. Bởi kiến trúc, cảnh quan chính là hình dung, là bộ mặt, là hình thức không thể tách rời với văn hóa là nội dung, là cốt cách, là phần hồn của một đô thị


Buôn Ma Thuột có đầy đủ tiềm năng, nền tảng để xây dựng một đô thị giàu bản sắc, một đô thị xanh năng động, bền vững với những vùng sinh thái đặc thù trong lòng và bao bọc quanh nó. Nếu có những quyết sách, chiến lược đúng đắn, cùng với các yếu tố văn hóa, hình thái kiến trúc, cấu trúc đô thị… xanh rừng, xanh sinh thái, xanh môi trường, xanh kinh tế sẽ trở thành thương hiệu cho chất lượng đô thị Buôn Ma Thuột trong quá trình phát triển của mình

Nếu bạn muốn trải nghiệm du lịch khám phá thành phố Hồ Chí Minh, các bạn có thể tham khảo thêm thông tin về lịch bay hà nội hồ chí minh

Nguồn: http://vietjetair.biz.vn/ve-may-bay-di-buon-ma-thuot/ve-may-bay-tp-ho-chi-minh-di-buon-ma-thuot-10888.html

0 nhận xét:

Đăng nhận xét