Thứ Tư, 16 tháng 7, 2014

Chè matcha lạ phố Xã Đàn ngon mát ngày hè

Bạn muốn thưởng thức thứ gì đó mát lạnh tại Hà Nội đậm đà hãy xem giờ bay đà nẵng hà nội để chọn cho mình tấm vé đến với Hà Nội và thưởng thức ẩm thực của thủ đô.

Mùa hè nóng nực, các quán chè mọc lên như nấm ở Hà Nội. Các đầu bếp cũng phải đau đầu nghĩ ra nhiều loại chè để hấp dẫn thực khách, trong số đó, chè ăn chung với cốt dừa và trân châu kiểu Thái Lan, Singapore hay Malaysia được ưu ái hơn cả vì rất dễ ăn lại không ngán.

Năm nay, ngoài chè bơ, chè xoài hay chè đắng, bạn còn có thêm một món ăn mới, vừa lạ vừa quen rất đáng thử nghiệm, đó là chè matcha. Nếu yêu thích hương vị của những cốc matcha mát lạnh phủ kem tươi đá xay đã quá quen thuộc tại các quán cafe take away thì bạn hẳn sẽ mê ngay món chè độc đáo này, ngay từ thìa đầu tiên.

ma-10.jpg

Chè matcha hạt sen có giá khoảng 15.000 đồng.

Đầu bếp nghĩ ra cách chế biến chè matcha đầu tiên ở Hà Nội tâm sự rằng, ý tưởng xuất hiện trong một lần chị vào bếp và thử mix các loại đồ ăn có sẵn trong tủ lạnh nhà mình như bột matcha, bột thạch, kem tươi... Ban đầu chỉ là thử nghiệm nhưng chị không ngờ khách hàng lại đón nhận nhiệt tình đến vậy.

Sau khi cho ra thành phẩm, miếng thạch matcha vừa thơm mùi trà, lại có màu xanh mướt ngon mắt, kích thích vị giác. Thạch mềm mướt chứ không rắn như các loại thạch khác, được xắt nhỏ vừa ăn, cho thêm một chút hạt sen bùi bùi bở bở, tiếp đến là hạt é, sau cùng là nước cốt dừa loại đặc biệt.

ma-6.jpg

Nguyên liệu bao gồm thạch matcha, hạt sen, hạt é và cốt dừa đặc biệt.

Sự kết hợp giữa thạch matcha hiện đại với hạt sen cổ truyền mang tới cho thực khách cảm giác mới lạ, thích thú. Tuy không phải hạt sen tươi do chưa đúng mùa nhưng chủ quán đã cầu kỳ ướp với vài bông hoa bưởi để cho ra đúng chất ẩm thực Hà Nội - phải nhâm nhi, ngẫm nghĩ một lúc mới thấy hết được cái tinh tế.

Miếng thạch đậm mùi trà xanh, phảng phất vị ngầy ngậy của kem tươi, nước cốt dừa thơm bùi, điểm xuyết vài hạt sen cho vui miệng khiến bát chè hết từ lúc nào cũng không hay. Quán bán bát chè với kích thước vừa phải để khách ăn không quá no, nếu thòm thèm có thể thưởng thức thêm nhiều loại chè khác lúc nào cũng có sẵn tại quán.

ma-2.jpg

Chè sầu riêng thơm nức, ngọt ngậy khó quên.

Cứ đôi ba tháng, chị chủ quán lại chế biến ra một loại chè mới để chiều lòng thực khách. Hè này, ngoài những loại chè vốn đã nổi tiếng ở đây như chè bơ ngọt ngào, chè đắng làm từ các loại thuốc bắc bổ dưỡng hay chè xoài chua ngọt, bạn cũng có thể thử qua chè sầu riêng cốt dừa thơm nức mũi nhưng không hề khó ăn như sầu riêng nguyên quả. Quán còn có thêm trà chanh "xịn" được pha từ trà mạn chứ không phả loại trà bột nên mùi trà rất đậm và thơm đặc trưng.

Quán tọa lạc tại đầu phố Xã Đàn, hướng đi từ phố Tây Sơn vào. Ban đầu, quán nằm ở số nhà 492 và từng được rất nhiều bạn trẻ, đặc biệt là học sinh sinh viên nô nức tới ủng hộ. Sau này, vì một vài lý do, quán chuyển sang địa chỉ mới tại số 245 phía bên kia đường, cũng bởi thế mà nhiều thực khách tới địa chỉ cũ mà không thấy.

ma-8.jpg

Quán còn có nhiều loại chè độc đáo và trà chanh.

Địa chỉ mới có diện tích trong nhà rộng hơn một chút nhưng vẫn thuộc loại chật chội, khách vẫn thích ngồi ngoài đường hơn vì thoáng mát lại có thể ngồi được theo nhóm. Quán mở từ 10h sáng tới 12h đêm. Một mách nhỏ cho bạn rằng, càng tới muộn thì chỗ ngồi càng thoải mái và để xe càng thuận tiện hơn. Giá một bát chè khoảng 15.000 đồng.

Bài và ảnh: Nguyên Chi - Ngoisao.Net

Thứ Ba, 15 tháng 7, 2014

Đài tưởng niệm Trung đội Mai Quốc Ca

phía bắc cầu Thạch Hãn có một tượng đài mô phỏng "20 giọt máu" , đây là đài tưởng niệm của 20 chiến sĩ Trung đội huyền thoại Mai Quốc Ca.

Tượng đài mô phỏng 20 giọt máu, hình 20 trái tim màu sáng hồng lấp lánh, soi xuống dòng sông Thạch Hãn…

Quảng Trị mảnh đất lạ kì, nơi ôm ấp hai con sông từng mang vác sứ mệnh lịch sử làm dòng sông giới tuyến. Sông Bến Hải cắt chia hai miền Nam-Bắc sau Hiệp định Giơ-ne-vơ (1954) và sông Thạch Hãn sau Hiệp định Pa-ri (1973).
Từ ngày non sông thống nhất, Quảng Trị có hai nghĩa trang liệt sĩ cấp quốc gia (cả nước chỉ có bốn nghĩa trang cấp quốc gia) đó là Nghĩa trang liệt sĩ Trường Sơn và Nghĩa trang Đường 9…
 

 

Rồi những địa danh từng vang vọng như Lao Bảo, Làng Vây, Khe Sanh, Tà Cơn, Phu-Lơ, Cồn Tiên, Dốc Miếu, Cửa Tùng, Cửa Việt và đặc biệt Thành cổ Quảng Trị với trận chiến 81 ngày đêm máu lửa…

Đến viếng thăm Thành cổ, qua đầu cầu Thạch Hãn, sừng sững bên bờ Bắc, tượng đài mô phỏng 19 giọt máu lung linh soi bóng xuống dòng sông. Đã hơn 40 năm trôi qua, câu chuyện về các anh, những người lính dũng cảm hiến dâng tuổi thanh xuân cho độc lập, tự do của Tổ quốc vẫn sống mãi trong lòng những người dân nơi đây… Đứng trên cầu Thạch Hãn hướng tầm mắt về phía Bắc, nơi từng diễn ra trận đánh vô tiền khoáng hậu của Trung đội Mai Quốc Ca anh hùng… chúng tôi ai nấy rưng rưng. Tượng đài tưởng niệm Trung đội Mai Quốc Ca bên bờ sông Thạch Hãn.

Đêm mùng 9 rạng sáng mùng 10-4-1972, Trung đội quân giải phóng mang tên người Trung đội trưởng Mai Quốc Ca gồm 20 chiến sĩ thuộc Đại đội 11, Tiểu đoàn 3, Trung đoàn 9, Sư đoàn 304 do Đại đội phó Nguyễn Văn Thỏa chỉ huy nhận nhiệm vụ mang 100 kg bộc phá, thọc sâu chiếm giữ và đánh sập cầu Quảng Trị (nay là cầu Thạch Hãn) nhằm cắt đường viện trợ của địch từ phía Nam ra các căn cứ quân sự ở Ái Tử, Đông Hà; tạo điều kiện để các cánh quân của ta tiêu diệt lực lượng mạnh nhất của địch đang tập trung ở chiến trường Quảng Trị.
 

Các anh tuổi đời còn rất trẻ, Đại đội phó - Thiếu úy Nguyễn Văn Thỏa, quê ở xã Long Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An là người lớn tuổi nhất vẫn chưa đến 30. Trung đội trưởng Mai Quốc Ca, quê ở Hà Hải, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa vừa tròn 22 tuổi. Binh nhất Hà Trọng Nguyên, quê ở Hải Nhân, huyện Tĩnh Gia, Thanh Hóa chưa đầy 18 tuổi…

Rạng sáng ngày 10-4-1972, tiểu đội đầu tiên của Trung đội Mai Quốc Ca xuất kích thì vướng mìn Cờ-lây-mo của địch. Mục tiêu bị lộ, địch hốt hoảng khi thấy bộ đội chủ lực của ta nên khẩn cấp điều một lực lượng lớn với ba tiểu đoàn lính tinh nhuệ gồm Dù, Biệt động quân và Thủy quân lục chiến có máy bay, pháo binh, xe tăng yểm trợ tạo thành một gọng kìm lớn bao vây Trung đội Mai Quốc Ca. Cả trung đội lọt thỏm giữa vòng vây của địch. Với tinh thần "1 thắng 100", 20 chiến sĩ quân giải phóng đã chiến đấu vô cùng anh dũng, kiên quyết bám trụ, đẩy lùi những đợt tiến công điên cuồng của địch từ nhiều phía.
 

Hết đợt này đến đợt khác, các chiến sĩ của Trung đội Mai Quốc Ca đã chiến đấu bằng súng đạn, lúc hết đạn thì dùng lưỡi lê, báng súng xông lên đánh giáp lá cà với địch, quyết tâm không chịu khuất phục. Người trước ngã xuống, người sau lao lên cho đến người cuối cùng để giữ trận địa. Quần nhau với giặc suốt từ rạng sáng cho đến quá trưa thì cả 19 anh em trong trung đội hi sinh, còn lại một người bị thương khá nặng và bị giặc bắt. Khi tiếng súng ngừng hẳn, địch vẫn khép chặt vòng vây không cho bất cứ người dân Quảng Trị nào đến mang xác các anh về an táng. Chúng xếp các anh nằm thành hàng ngang, phơi nắng để thị uy tinh thần những người dân hướng về cách mạng. Trước cảnh tượng nhẫn tâm đó, nhiều nông dân ở thôn Nhan Biều, thôn An Đông đấu tranh để giành lại thi thể các anh.
 

Cuộc đấu tranh kéo dài suốt một ngày đêm nhưng vẫn không mang lại kết quả. Một phương án hành động táo bạo được vạch ra. Từ mờ sáng ngày 11-4-1972, đông đảo bà con tập trung ngay đầu cầu Quảng Trị, hô vang khẩu hiệu đòi được chôn cất thi thể các anh và tiến thẳng vào nơi thi thể các chiến sĩ. Cuộc giằng co giữa nhân dân và lính ngụy diễn ra hơn năm giờ đồng hồ. Quân địch nổ súng, xô đẩy, dùng báng súng đánh đập nhưng càng đánh đập, bà con kéo tới càng đông. Cuối cùng bà con cũng đưa được thi thể 19 chiến sĩ về mai táng tại mép sông ở bến Nhan Biều, phía Bắc sông Thạch Hãn, nơi dựng tượng đài bây giờ. Cùng những hi sinh của Trung đội Mai Quốc Ca, sông Thạch Hãn còn là nghĩa trang không bia mộ của bao chiến sĩ Thành cổ kiêu hùng.

Vào những ngày tháng Bảy, hoa cứ trôi mênh mang trên dòng Thạch Hãn. Dòng sông này có đến hai ngày Rằm tháng Bảy. Qua thời khắc âm dương là lung linh hàng vạn ngọn nến trong lễ thả hoa đăng. Khác với Lễ thả hoa đăng báo hiếu mẹ cha vào Rằm tháng Bảy âm lịch, Lễ thả hoa đăng đêm 27-7 dương lịch để tưởng nhớ những chiến sĩ đã hi sinh vì đất nước. Ngày đó, dòng sông máu lửa năm xưa thành dòng sông hoa lửa - ngọn lửa của tâm linh thắm đượm nghĩa tình…

Theo Quảng Trị 360
 

 

Về với Pồn Pôông - hội hoa xứ Mường

 

Cứ vào khoảng tháng 3 âm lịch hàng năm người Mường ở Thanh hóa lại tổ chức lễ hội Pồn Pôông (Pôồn Pôông). Trong tiếng Mường Pồn có nghĩa là Chơi. Pôông có nghĩa là hoa. Pồn Pôông có nghĩa là lễ hội chơi hoa.

  1. Vé máy bay đà lạt đi vinh giá rẻ
  2. lịch bay đà nẵng hà nội
  3. Vé máy bay đi Buôn Ma Thuột



< Múa trong lễ hội Pồn Pôông.

Tổ chức lễ hội Pồn Pôông, người Mường mong muốn mùa màng bội thu, bản Mường no ấm, ngô lúa đầy bồ, con người hạnh phúc. Và cũng chính lễ hội này đã tạo nên một sân chơi, một tụ điểm giao lưu văn hóa, để thi tài thơ ca, xướng họa của cộng đồng người Mường.
 

Theo quan niệm của người Mường, đây là lễ hội cầu chúc cho mối tình chung thuỷ của Nàng Nga - Hai Mối, Nàng Ờm- Bồng Hương, Út Lót- Hồ Liên (các nhân vật trong 4 chuyện tình nổi tiếng của người Mường) để họ có dịp về Mường vui vầy cùng dân bản. Qua đó thể hiện khát vọng về tình yêu, về sự sinh sôi nảy nở.

Trong điệu múa Pồn Pôông thì đạo cụ quan trọng nhất bên cạnh chiêng, trống…là cây bông. Cây bông là biểu tượng của vũ trụ bao la, hội tụ đầy đủ vạn vật mà tạo hoá đã ban cho con người. Thân cây bông bằng tre cao 3m, treo 5 hoặc 7 tầng những chùm hoa bằng gỗ bấc nhuộm xanh, đỏ, tím, vàng và các mô hình muông thú, nông cụ sản xuất, những thành quả sáng tạo của con người... Tượng trưng cho ấm no thịnh vượng.

Trò diễn Pồn Pôông có hai phần, phần lễ và phần diễn trò, múa hát quanh cây hoa. Để bắt đầu điệu múa Pồn Pôông, bao giờ bà máy (là người có khả nang chữa khỏi bệnh cho dân làng, người chủ lễ hội Pồn Pôông), phải làm lễ khấn ma nổ, rước ma nổ, rước vua, thần linh, tổ tiên về chơi hoa.
 

Múa Pồn Pôông lôi cuốn khán giả ngay từ trò diễn đầu tiên, những tiếng hát Xường, hát Đang vang lên như lời mời gọi dân làng cùng  đến chung vui, cùng múa hát Pồn Pôông.

Sau khi các lễ vật cùng cây bông được chuẩn bị hoàn tất, người Mường mời người trên trời xuống để kiểm tra lễ vật. Theo quan niệm của người Mường, trò diễn này diễn tả thời kỳ bắt đầu quá trình đẻ đất, đẻ nước, bắt đầu có con người sinh sống.

Pồn Pôông mô phỏng các động tác trong quá trình lao động, vui chơi như phát nương làm rẫy, làm cửa, làm nhà, trồng bông, dệt vải, săn bắt thú rừng, thả lưới quăng chài, đánh e, đánh mảng, chơi chấp, ném còn, leo dây… Họ vừa múa hát vừa đùa nghịch, vui nhộn. Có thể coi đây là vòng xoè hoa, múa hoa của người Mường, vừa múa tung khăn, vừa hát vừa diễn trò. Trong vòng múa bông này, mỗi người là một diễn viên độc diễn xung quanh cây hoa, lôi kéo mọi người từ già đến trẻ, từ các bản xa, mường gần tụ hội về quanh cây bông.

Âm thanh của cồng, chiêng, giã ống, thanh la, trống con…khiến tâm hồn con người như được thanh thản, được giao lưu, cộng cảm và được hóa thân vào chính các nhân vật trong trò diễn…
Trong các trò diễn đều mang tính hài hước nhằm mục đích gây cười, tạo không khí vui tươi trong lễ hội. Tất cả mọi người đều diễn ngược và nói ngược với những lời nói, nhũng tập tục sống của họ nhằm tạo ra tiếng cười. Nhưng đây lại là tiếng cười có ý nghĩa sâu xa mà ý nhị.
 

Cao trào của một cuộc Pồn Pôông là khi các chàng trai, cô gái đã say nhau thì mượn chuyện nàng hai mối để bày tỏ tình yêu đôi lứa, trao lời yêu thương gắn bó. Lúc này họ không còn là trai gái bản Mường nữa mà họ là biểu tượng của tình yêu của mối tình “Nàng Nga và anh chàng hai mối vào bất diệt. Và đây cũng chính là sự cuốn hút của điệu múa Pôông Pôông đối với các thế hệ trong bản Mường, nhất là với tuổi trẻ, thể hiện tình yêu quê hương đất nước bản Mường.
 

Có thể nói múa Pồn pôông đã mang lại giá trị tinh thần cho đông đảo người Mường và tạo niền tin, hy vọng cho một năm mới tốt lành. Và cũng chính lễ hội này đã tạo ra một sân chơi, một điểm tụ giao lưu văn hóa của cộng đồng người Mường. Chính bởi vậy việc bảo tồn nguyên vẹn điệu múa này là vấn đề quan trọng và có ý nghĩa.

Mỗi trò diễn của điệu múa Pồn Pôông đều có một ý nghĩa đặc biệt của nó, gắn liền với đời sống của người Mường xứ Thanh. Hy vọng rằng trong tương lai, vũ điệu Pồn Pôông sẽ không chỉ vang vọng nơi bản Mường, mà còn vươn xa khắp các tỉnh thành trong nước và bạn bè quốc tê. Đó cũng là cách để giúp giữ lại bản sắc văn hoá của người Mường xứ Thanh.

Theo VTC16

 

Xem lễ xuất gia độc đáo tại Myanmar

Lễ xuất gia độc đáo tại Myanmar

Từ sáng sớm, trẻ em được chuẩn bị để đưa tới một nơi trong làng làm lễ. Tại đó, sau khi người tổ chức tuyên bố bắt đầu lễ thì trẻ em được rước đi quanh làng trên ngựa đã trang trí đẹp đẽ. Trong lúc này thì các bài hát khuyên mọi người đóng góp được phát đi.

 

vé máy bay đi myanmar

 

Đi sau đoàn ngựa là những thiếu nữ xinh đẹp mang theo các đồ cúng dường hoặc các giỏ hoa rồi tới người thân của các em làm lễ xuất gia xếp hàng đi tới chùa, tu viện. Sư thầy trong chùa sẽ giảng cho trẻ và cha mẹ chúng lợi ích việc xuất gia rồi cạo đầu và đắp y cho trẻ. Trẻ có thể xuất gia trong vài ngày, vài tháng hay vài năm. Hàng tháng các chùa đều tạo điều kiện cho người cần hoàn tục để về đi học hoặc lập gia đình.

 

Trẻ em Myanmar thường được người thân cho xuất gia tu tập cho tới khi tự quyết định là sẽ tiếp tục đi tu hay là hoàn tục làm người bình thường. Nghi lễ xuất gia gọi là Shin Pyu hoặc Noviciation Ceremony, là một ngày lễ rất quan trọng. Du khách có thể mua vé máy bay đi Myanmar để chiêm ngưỡng nghi lễ độc đáo này. Myanmar là quốc gia Phật giáo nên nếu một người Myanmar đặc biệt là nam giới mà chưa một lần xuất gia thì không phải là phật tử tốt, ngoài ra người dân nước này còn cho rằng con cái xuất gia là tạo thiện nghiệp cho gia đình.

 

Bình thường, lễ hội này bắt đầu vào tháng 3 - 4 mỗi năm, lúc đó trên khắp các nẻo đường Myanmar tràn ngập các đám rước trẻ em đi xuất gia. Bây giờ, lễ hội này đã diễn ra bất cứ thời điểm nào trong năm, tùy từng địa phương. Đây là một sự kiện đặc biệt thu hút rất nhiều du khách quốc tế đặt vé máy bay giá rẻ đi Myanmar.

Nghi lễ này trước kia được tổ chức trang trọng ở từng nhà. Việc cúng dường trong ngày lễ là việc làm tạo công đức đối với bậc cha mẹ. Ngoài ra người thân hay bạn bè của gia đình sẽ giúp đỡ nếu cha mẹ không đủ sức lo kinh phí. Về sau nhiều gia đình cùng nhau tổ chức nên đỡ tốn kém về chi phí hơn.

 

Đặt vé máy bay giá rẻ đi Myanmar

Quý khách hãy ghé thăm website  http://vietjetair.Biz.Vn/ để đặt vé máy bay đi Myanmar thăm lễ xuất gia độc đáo của trẻ em nước này. Quy trình đặt vé trực tuyến và thanh toán hết sức tiện lợi sẽ khiến bạn hài lòng.

Thứ Năm, 24 tháng 4, 2014

Bánh bèo ngon nổi tiếng ở Hải Phòng

Nhắc tới Hải Phòng chắc có nhiều bạn không thể quên món bánh đa cua, bánh mỳ cay nhưng ngoài những món trên thì cũng có một món ăn cũng rất đặc sắc mang hương vị riêng của Hải Phòng đó là món bánh bèo. Nếu bạn chưa một lần tới Hải Phòng và thưởng thức món bánh bèo đặc biệt này hãy xem ngay giờ bay Hồ Chí Minh Hải Phòng để đến thành phố cảng và thưởng thức món bánh này vào một dịp gần nhất.

Bánh bèo được làm từ thịt nạc băm nhuyễn, xào chung với củ đậu và mộc nhĩ, trộn thêm với 1 ít hành phi băm nhỏ để có vị thơm nồng, khiến cho miếng bánh nhỏ nhắn càng thêm hấp dẫn.

Nhưng quyết định món bánh bèo này có ngon hay không còn ở nước chấm. Nước chấm của món bánh bèo này rất đặc biệt không phải pha mắm như cacs món ăn khác mà được ninh từ xương. Lúc ăn đun cho nóng, với ớt bột, hạt tiêu, vài miếng thịt viên rất đậm đà và mang nét riêng của món ăn này.
Những người sành ăn ở đây chẳng có ai không biết quán Bánh Bèo nổi tiếng Lê Đại Hành và Bánh bèo chợ Lương Văn Can ,Bánh Bèo chợ Cát Bi…..rất ngon và đông khách.


Nguồn : vietjetair.biz.vn



Thứ Hai, 14 tháng 4, 2014

Chiêm ngưỡng vẻ đẹp hoang dã riêng biệt của thác Krông Kmar

Krông Kmar không hoành tráng như những ngọn thác khác của Đắc Lắc như Dray Sap, Dray Nur, Gia Long nhưng mang một nét đẹp hoang dã rất riêng. Đặt ngay vé máy bay hà nội đi buôn ma thuột để chiêm ngưỡng vẻ đẹp cực kì hoang dã nơi đây.

Từ chót vót trên đỉnh Cư Yang Sin hùng vĩ (Đắc Lắc) – nơi được mệnh danh là nóc nhà Tây nguyên, dòng Krông Kmar mượt mà như mái tóc xuân thì của thiếu nữ tuôn đổ xuống chân núi, đánh thức những phiến đá say ngủ giấc ngàn năm để rồi reo vui thành ngọn thác mải miết cuộn trào giữa rừng xanh.
Krông Kmar không hoành tráng như những ngọn thác khác của Đắc Lắc như Dray Sap, Dray Nur, Gia Long nhưng mang một nét đẹp hoang dã rất riêng bởi nép mình dưới dãy Cư Yang Sin vươn dài giữa những cánh rừng xanh thẳm, những ruộng lúa xanh rì của huyện Krông Bông.
Khách đường xa dừng chân thưởng lãm cảnh thác êm ả tuôn đổ giữa rừng không khỏi ồ lên thích thú khi thiên nhiên dọn sẵn những phiến đá nơi mấp mé dòng chảy như gọi mời ngả lưng. Công sức đổ đường 85 cây số từ Buôn Ma Thuột theo quốc lộ 27 và tỉnh lộ 12 để đến được Krông Kmar xem như đã được đền đáp.Nét duyên riêng có của thác Krông Kmar có lẽ chính là những phiến đá hiền lành say ngủ giữa lòng thác. Và dòng nước chảy qua đầu phiến đá cũng vì thế mà dịu dàng, êm ả hơn, không quá mạnh mẽ như những dòng thác hùng vĩ khác của Đắc Lắc. Nét khác biệt nữa so với những dòng thác khác của Tây nguyên là Krông Kmar không bắt nguồn từ dòng Sêrêpôk chảy từ đông say tây, mà từ một dòng sông treo mình trên đỉnh núi.
Đã từng nhiều lần ngắm “nóc nhà Tây Nguyên” Cư Yang Sin từ phía những vườn cà phê trù phú của huyện Krông Ana, lần này chúng tôi mới vào được đến chân ngọn núi đầy huyền thoại và chạm vào “mái tóc” Krông Kmar chảy xuống từ đỉnh núi cao chót vót gần 2.500m.Chiều cuối tuần, dòng thác ngái ngủ như bừng tỉnh khi đoàn khách gia đình ríu rít kéo nhau lần theo từng bậc đá len lỏi trong làn nước trong xanh. Đứng trên phiến đá rộng phẳng lỳ nhìn về phía hạ nguồn chỉ thấy mây trắng rừng xanh lững lờ in bóng trên mặt sông không chút gợn sóng. Những phiến đá giữa lòng sông trông cứ như bầy voi đang thích thú ngâm mình trong làn nước mát lạnh, trong khi vô vàn những phiến đá trên bờ như hữu ý dọn sẵn nơi cắm trại cho các đoàn du khách.
Người lớn lẫn trẻ con cùng reo lên thú vị khi dợm nhúng chân xuống dòng nước mát rượi len lỏi giữa những khe đá phủ dày rêu xanh mởn. Nếu mỏi chân, khách đường xa cứ việc ngồi bệt xuống phiến đá thoải mái mà khua chân giỡn với dòng nước trôi không ngừng nghỉ nơi chân thác.
Ở góc khuất một tảng đá lớn dựng đứng gần giữa lòng sông, đã thấy một khách nhàn du an nhiên thong thả buông cần trúc. Chốc chốc cá lại đớp động dưới những cánh lá mục trên mặt sông phẳng lặng êm xuôi về phía hạ nguồn.
Lớp lớp đá tròn trĩnh phơi mình trên làn nước, tầng tầng vỉa đá chen giữa rừng cây ven bờ và tiếng chim rừng ríu ran, tiếng thác đổ êm ái cùng hòa nhịp tấu lên bài ca bất tận của rừng xanh, mang lại những xúc cảm khó tả ngợp trong thiên nhiên an lành…
Nếu thời gian cho phép, du khách thích khám phá còn có thể cưỡi voi hoặc leo bộ chinh phục đỉnh Cư Yang Sin. Theo những người dân nơi đây, đã có những đoàn khách “ta balô” mải miết leo lên đến đỉnh gần như cao nhất của dãy núi này ở độ cao 2.405m, còn đỉnh cao nhất 2.442m thì hầu như không ai chinh phục nổi vì không có đường lên.
Khao khát lên đến tận đầu nguồn dòng Krông Kmar trên đỉnh Cư Yang Sin trầm mặc để đắm mình giữa đại ngàn xanh thẳm, song chúng tôi đành phải hẹn một lần rong ruổi ngày rộng tháng dài hơn để được thưởng ngoạn những cánh rừng thâm trầm trên đỉnh Cư Yang Sin soi bóng xuống dòng Krông Kmar…
Mạng xã hội du lịch Việt Nam chúc quý khách có những chuyến đi thật sự ý nghĩa!

Đến Buôn Ma thuột đừng bỏ lỡ cơ hội vui chơi ở công viên nước

Công viên nước Đăk Lăk nằm cách trung tâm thành phố Buôn Ma Thuột khoảng 4km về hướng Đông Bắc. Rất gần trung tâm Buôn Ma Thuột nên nếu du lịch Buôn Ma Thuột thì bạn đừng nên bỏ qua địa điểm du lịch trong hè này. Đặt ngày vé máy bay đi Buôn Ma Thuột hè này!

Công viên nước Đăk Lăk là một trong những công viên nước hiện đại với nhiều trò chơi hấp dẫn bậc nhất ở khu vực Tây Nguyên. Công viên nằm cách trung tâm thành phố Buôn Ma Thuột khoảng 4km về hướng Đông Bắc.
Đến với công viên nước Đăk Lăk, du khách sẽ có cơ hội thư giãn với nhiều trò chơi cảm giác mạnh, đùa giỡn với những làn nước mát lành. Công viên có hệ thống thác trượt nước hiện đại, một dòng sông lười bao quanh toàn bộ khuôn viên của công viên với chiều dài 487m. Bên cạnh các trò chơi cảm giác mạnh, công viên còn có khu vui chơi dành riêng cho thiếu nhi, các khu hồ tạo sóng…


Công viên nước Daklak.
Cùng với hệ thống các khu vui chơi là những rặng cây xanh được bố trí, thiết kế hài hòa tạo ra một không gian thoáng mát, dễ chịu. Tô điểm vào không gian ấy là những khóm hoa đủ màu sắc, những công trình kiến trúc đậm chất Tân Nguyên.

Hồ nước trong, sạch thỏa sức chơi đùa.


Ở đây thu hút ngày càng nhiều du khách...
Không chỉ vậy, công viên nước Đăk Lăk còn mang đến cho quý khách một cảm giác an toàn với đội ngũ nhân viên cứu hộ giàu kinh nghiệm, được đào tạo bài bản và các chế độ bảo hiểm.
Công viên nước luôn có những chương trình ưu đãi đặc biệt dành cho những đoàn khách có số lượng đông. Đặc biệt vào những ngày lễ lớn đều có chương trình giảm giá, ưu đãi cho các công ty, đơn vị, trường học...
Công viên nước Đắk Lắk là một địa điểm vui chơi bổ ích, lành mạnh, ấn tượng và an toàn tuyệt đối với chi phí hợp lý. Là một trong những khu vui chơi lớn vào loại nhất Tây Nguyên, công viên nước Đăk Lăk đang ngày càng thu hút nhiều du khách.
Nguồn : http://vietjetair.biz.vn/du-lich-kham-pha/den-buon-ma-thuot-dung-bo-lo-co-hoi-vui-choi-o-cong-vien-nuoc-62398.html